1. Hướng dẫn các vấn đề liên quan đến bệnh nghề nghiệp trong sản xuất lao động như:
    – Phòng chống dịch bệnh, chế độ dinh dưỡng, trang bị kiến thức phòng tránh…

    – Cách phòng chống, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, cách điều trị bệnh khi đã mắc bệnh. 

2. Bố trí, sắp xếp nhân sự hợp lý tại nhà máy đối với các công nhân đang mắc bệnh nghề nghiệp và sức khỏe của từng bộ phận công việc.

    – Quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, người lao động, kiểm soát các đối tượng đang mắc bệnh nghề nghiệp.

3. Tìm hiểu bệnh nghề nghiệp thường gặp:

    – HIV/AIDS, Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, đục thủy tinh, nốt dầu, sạm da, viêm da tiếp xúc do môi trường ẩm ướt và các chất phụ gia, bệnh lao, bệnh ung thư trung biểu mô, viêm gan virus B,C…

4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong lao động:

    – Biện pháp kỹ thuật: làm giảm các yếu tố độc hại như thông gió, hút bụi, làm ướt, làm theo chu trình kín…thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại như tiếng ồn, độ rung.

    – Biện pháp y tế:

       + Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.

       + Khám tuyển để loại bỏ những người dễ mẩn cảm với các yếu tố độc hại.

       + Khám định kỳ để phát hiện sớm BNN; giải quyết điều trị điều dưỡng; giám định khả năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường sản xuất…

     – Biện pháp cá nhân:

       + Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân, bảo hộ lao động.

       + Đặt nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện. Nội dung, nội quy tuỳ từng nhà máy có các yếu tố độc hại khác nhau.

HÌNH ẢNH THỰC TẾ ĐÃ HUẤN LUYỆN TẠI CÁC ĐƠN VỊ